Mọi người đều biết mã vạch là một chuỗi thông tin được mã hóa dưới dạng chữ, số hay hình có thể nhìn thấy được trên bề mặt tem nhãn và được đính lên hàng hóa hay sản phẩm ở các chuỗi cửa hàng bán lẻ: siêu thị, shop áo quần, mỹ phẩm, trang sức… Mục đích của mã vạch là để cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về hàng hóa họ đang sử dụng như: tên sản phẩm, xuất xứ, hạn sử dụng, chất liệu….Để xử lý các thông tin này thì vật dụng không thể thiếu là máy quét mã vạch. Hiện có 2 dòng máy phổ biến là máy quét mã vạch 1D và 2D. Hai loại máy này khác nhau như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Phân biệt máy quét mã vạch 1D và 2D
Máy quét mã vạch 1D
Mã vạch 1D (còn gọi là mã vạch tuyến tính) là những mã vạch chứa những đường thẳng song song thường đi kèm chữ số bên dưới như Code 39, Code 128, EAN hay UPC…
Máy quét mã vạch 1D là thiết bị chuyên thu nhận hình ảnh mã vạch 1D hay mã vạch tuyến tính.
Máy quét mã vạch 1D Datamax M2100
– Xét về hình thức quét mã, máy quét mã vạch 1D được chia thành 2 loại là máy quét bằng tia laser hoặc cảm biến CCD (vốn được sử dụng trong camera kỹ thuật số).
- Máy quét mã vạch 1D tia CCD sẽ quét được mã vạch ở khoảng cách dưới 100-203mm có độ dày tia 1cm.
- Máy quét mã vạch 1D tia laser sẽ quét mã vạch khoảng cách xa hơn 203-305 mm và tia quét có độ rộng lên đến vài mm.
– Xét về cấu trúc, máy quét mã vạch 1D được chia thành 2 loại là máy quét đơn tia và máy quét mã vạch đa tia.
- Máy quét mã vạch 1D đơn tia: Nhận dạng mã vạch chậm hơn đa tia, nhưng giá thành rẻ hơn.
- Máy quét mã vạch 1D đa tia: Thường quét nhanh và nhạy hơn máy quét đơn tia, nhưng giá thành cao hơn.
Máy quét mã vạch 2D
Mã vạch 2D là những mã vạch chứa những ký tự hình học gồm các ô vuông đan xen với nhau tạo thành hình ảnh không gian nhất định. Điển hình là các loại mã QR, mã vạch ma trận (data matrix), PDF417,…
Máy quét mã vạch 2D là thiết bị có thể đọc mọi mã vạch trên mọi góc độ, mọi chiều quét. Vì vậy, máy quét có thể sử dụng quét cả mã vạch 1D và 2D.
Máy quét mã vạch 2D Datalogic QW2400
Thường máy quét 2D tiên tiến hơn do sử dụng cấu trúc cảm biến ảnh CMOS. Do đó, máy có thể đọc mã vạch trên mọi bề mặt hiển thị như: smartphone, máy tính bảng, máy tính thường.
2. Ứng dụng của 2 loại máy quét
– Máy quét mã vạch 1D thường sử dụng trong lĩnh vực: đại lý bán lẻ như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, shop thời trang, mỹ phẩm… Do tính đơn giản của mã sản phẩm là hầu hết sử dụng mã vạch tuyến tính 1D.
– Máy quét mã vạch 2D ứng dụng lĩnh vực đòi hỏi nhu cầu sử lý thông tin lớn hơn: khách sạn, check in vé máy bay, bệnh viện… hoặc lĩnh vực dịch vụ khác: mã thành viên online, phiếu quà tặng điện tử…
Hy vọng với những thông tin được phân tích trong bài viết trên, bạn có thể hình dung rõ hơn sự khác nhau giữa máy quét mã vạch 1D và 2D. Từ đó, đưa ra sự lựa chọn tối ưu cho hoạt động kinh doanh của mình. Hãy đến với Vincode để được tư vấn và lựa chọn sản phẩm chất lượng bạn nhé!
>>> Xem thêm: Những lợi ích tuyệt vời khi sử dụng máy quét mã vạch 2D