Tại sao máy đọc mã vạch không đọc được thông tin?

Trong quá trình sử dụng một thiết bị thì việc phát sinh lỗi là điều hết sức bình thường. Đối với máy đọc mã vạch, đôi khi nó không đọc được thông tin của mã vạch sản phẩm. Vậy đâu là nguyên nhân không đọc được mã vạch? Hãy cùng Vincode tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Tem mã vạch không sắc nét

Có thể máy in của bạn bị gặp lỗi khiến tem in ra không được sắc nét, bị mờ. Khiến máy đọc mã vạch của bạn không thể nhận diện được mã vạch. Hãy kiểm tra lại việc quy trình in ấn tem nhãn của bạn. Bạn có thể kiểm tra lại máy in của mình, hoặc thực hiện các động tác để làm sạch đầu in của máy in. Rồi thực hiện lại việc in ấn, nếu hiện tượng tem bị mờ vẫn còn bạn có thể đổi một cuộc mực in của máy khác. Lỗi này thường xuất hiện khi đầu in bị bẩn hoặc ribbon mực của bạn có lỗi.

2. Máy không hỗ trợ kiểu mã vạch

Như ta đã biết có rất nhiều kiểu mã vạch khác nhau. Mỗi một kiểu mã vạch người ta gọi đó là một ” code ” mã vạch khác nhau. Chúng sử dụng kiểu mã hóa khác nhau nên hình dạng của chúng cũng có nhiều điểm khác nhau. Bạn cần lưu ý điều này vì một số máy không được hỗ trợ một số dòng code nào đó. Hoặc một số máy tính năng đọc một loại code bị ẩn đi. Bạn cần mở lại tính năng này của máy đọc.

Có rất nhiều loại code mã hóa khác nhau trên thị trường. Mã code thông dụng nhất hiện nay là code EAN13 và code 128 vì chúng khá dễ đọc trong quá trình sử dụng. Nếu bạn không biết mã vạch của mình thuộc dạng code nào. Hãy liên hệ một chuyên gia nào đó có thể giải đáp thắc mắc đó của bạn.

Máy có thể không hỗ trợ kiểu mã vạch

Nếu bạn đang in loại code khác, hãy thử chuyển về code 128 và code EAN13. Tình trạng sẽ được khắc phục.

Nếu bạn không thể chuyển code được, rất có thể máy đọc mã vạch của bạn “ chưa “ được kích hoạt tính năng để đọc loại code đó. Hãy liên hệ với nhà cung cấp thiết bị cho bạn và yêu cầu họ mở khóa code đó giúp bạn

3. Chiều dài mã vạch không phù hợp

Đây là một lỗi khá phổ biến trong quá trình thiết kế in ấn. Nếu bạn để ý bạn có thể nhận ra mã vạch có thể thay đổi chiều dài. Đôi khi một số người thiết kế có ít kinh nghiệm họ để mã vạch đó quá dài hoặc quá ngắn. Khiến chiếc máy của bạn khó đọc hơn. Bạn có thể thử đưa mã vạch ra xa hơn với những mã vạch có độ dài cao. Và đưa gần hơn một chút với những mã vạch có chiều dài ngắn. Khi ở một khoảng cách phù hợp thì máy đọc mã vạch vẫn có thể đọc được chúng.

Chiều dài mã vạch ở đây là chiều ngang của mã vạch, nó quá dài hoặc quá ngắn. Nếu nó quá dài có thể vượt qua độ quét của máy đọc. Nếu có quá ngắn thì lúc này mật độ của mã vạch quá sát nhau khiến việc nhận diện trở nên khó khăn.

4. Vị trí của mã vạch

Đây là một lỗi khá nhạy cảm vì các mã vạch có sẵn thường được nhà sản xuất in sẵn trên sản phẩm. Chúng ta không thể lựa chọn vị trí mã vạch nằm được. Một số sản phẩm không có một bề mặt nhẵn trên sản phẩm khiến các mã vạch trên đó cũng bị lõm hoặc lồi theo vỏ sản phẩm. Điều này dẫn đến việc máy đọc mã vạch của bạn không thể dễ dàng đọc được chúng.

Máy đọc mã vạch Datalogic QW2400

Nếu tem mã vạch nằm ở những nơi có quá nhiều ánh sáng chói (như ở ngoài trời) hoặc nằm trên một chai nước uống thì khi đó khả năng thu ánh sáng phản chiếu của máy đọc sẽ bị giảm đi đáng kể, khiến việc đọc được mã vạch trở nên khó khăn.

Trên đây là một vài nguyên nhân khiến máy đọc mã vạch không đọc được. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn thông tin hữu ích để sử dụng thiết bị hiệu quả trong việc kinh doanh.

>>> Xem thêm: Phân‌ ‌biệt‌ ‌máy‌ ‌quét‌ ‌mã‌ ‌vạch‌ ‌1D‌ ‌và‌ ‌máy‌ ‌quét‌ ‌mã‌ ‌vạch‌ ‌2D‌ ‌

Chat ngay