Máy quét mã vạch là gì?

Máy quét mã vạch hay còn gọi là máy quét giá hoặc máy quét điểm bán (POS) – là thiết bị đầu vào cầm tay hoặc cố định được sử dụng để chụp cũng như đọc thông tin chứa trong mã vạch sản phẩm. Thiết bị đọc mã vạch bao gồm máy quét, bộ giải mã (tích hợp hoặc bên ngoài) và cáp USB được sử dụng để kết nối thiết bị với máy tính. Bởi vì đầu đọc chỉ đơn thuần là chụp và dịch mã vạch thành số hoặc chữ cái, còn dữ liệu phải được gửi đến máy tính để ứng dụng phần mềm có thể hiểu được dữ liệu.

Thiết bị quét mã vạch có thể được kết nối với máy tính thông qua cổng nối tiếp, cổng bàn phím hoặc thiết bị giao diện được gọi là wedge. Một đầu đọc hoạt động bằng cách chỉ đạo một chùm ánh sáng trên mã vạch và đo lượng ánh sáng phản xạ lại. Từ đó, máy quét chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện và nó được chuyển đổi thành dữ liệu bằng bộ giải mã và được chuyển tiếp đến máy tính.

Có thể hiểu đơn giản là máy quét mã vạch là thiết bị đọc dữ liệu từ mã vạch được in sẵn trên hàng hóa, sản phẩm…Sau đó giải mã những dữ liệu chứa trong mã vạch đó và chuyển toàn bộ dữ liệu này về máy tính đang kết nối với đầu đọc. Từ đó phần mềm sẽ phân tích và giải mã những dữ liệu đó từ đó đưa ra dữ liệu tương ứng của hàng hóa hoặc sản phẩm đó một cách chính xác.

Máy quét mã vạch hỗ trợ hoạt động bán hàng nhanh chóng.
Máy quét mã vạch hỗ trợ hoạt động bán hàng nhanh chóng.

Các chức năng và ưu điểm của máy quét mã vạch 

– Tăng hiệu suất trong khâu thanh toán: Tại các cửa hàng bán lẻ, tạp hóa số lượng sản phẩm rất nhiều, nhân viên thu ngân hầu như không thể nào thuộc hết tên cũng như giá của sản phẩm. Do đó, việc tính tiền là một trở ngại rất lớn và gây ra những rắc rối không nhỏ như mất thời gian tìm kiếm lại giá, nhớ sai giá, thể hiện thiếu tính chuyên nghiệp. Vì vậy máy quét mã vạch với tốc độ quét siêu nhanh sẽ làm giảm gấp đôi thời gian thanh toán.

Máy quét mã vạch hỗ trợ tính tiền thanh toán nhanh chóng.
Máy quét mã vạch hỗ trợ tính tiền thanh toán nhanh chóng.

– Giảm thất thoát trong việc xuất – nhập và kiểm kho, cụ thể:

+ Xuất – nhập kho nhanh chóng: Các sản phẩm đã được gắn sẵn mã vạch và nhập vào phần mềm, khi nhập hoặc xuất hàng hoá, thu ngân dùng máy quét mã vạch để quét mã vạch đã dán trên sản phẩm đó, phần mềm sẽ tự hiểu và hiện tên sản phẩm trên màn hình máy tính. Lúc này, thu ngân chỉ cần nhập số lượng là có thể hoàn thành công việc xuất – nhập kho của mình. 

+ Quản lý hàng tồn chính xác: Thu ngân dùng máy quét mã vạch để bán một sản phẩm, lập tức phần mềm sẽ tự động trừ hàng trong kho vì vậy không cần có mặt ở cửa hàng mà vẫn có thể theo dõi được tình hình doanh thu, số lượng hàng trong kho thông qua phần mềm bán hàng đã được cài đặt trên máy tính.

+ Tránh thất thoát, gian lận hàng hoá: Với việc sử dụng đầu quét mã vạch, bạn sẽ “nhàn” hơn trong việc kiểm hàng. Kiểm hàng tồn thường xuyên chính là cách tốt nhất để tránh thất thoát, gian lận tại các cửa hàng.

Máy quét mã vạch hỗ trợ kiểm soát xuất nhập kho.
Máy quét mã vạch hỗ trợ kiểm soát xuất nhập kho.

Máy quét mã vạch phân loại như thế nào?

Phân loại thiết bị quét mã vạch có thể dựa trên rất nhiều những tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, sau đây là những cách phân loại được áp dụng phổ biến nhất. Cụ thể:

Máy quét mã vạch theo tia quét 

Thiết bị quét mã vạch theo tia quét bao gồm 3 loại tia quét khác nhau:

– Máy quét laser: Thiết bị được trang bị công nghệ quét bằng tia laser để phục vụ cho hoạt động giải mã các mã vạch tuyến tính (mã vạch 1D). Với tia quét mang sắc đỏ, tia mảnh, ánh sáng rõ nét. Gồm 2 dòng sản phẩm chính:

+ Máy quét đơn tia: Khi hoạt động, chiếc máy soi mã vạch đơn tia này sẽ chỉ phát ra 1 tia sáng duy nhất là một đường thẳng nằm song song với mặt kính của máy. Khoảng cách quét giữa đầu đọc và mã vạch sản phẩm có thể dao động trong khoảng từ 15 – 30 cm. Từ đó giúp máy chinh phục được mã vạch với tốc độ nhanh hơn. Khi quét, người dùng cần căn chỉnh tia quét của máy cắt ngang toàn bộ mã vạch để thiết bị hoạt động được hiệu quả hơn.

+ Máy quét đa tia: Thay vì chỉ 1 tia quét thì trên máy quét đa tia sẽ được trang bị đồng thời hàng chục tia laser với các tia được bố trí đan xen lẫn nhau, khi phát tia có dạng như một mặt lưới. Từ đó giúp hỗ trợ người dùng quét mã vạch ở tốc độ cao hơn khi không cần căn chỉnh vị trí giữa mã vạch cùng tia quét.

Dù quét mã vạch 1D nhanh chóng, hiệu quả là thế nhưng tại thiết bị quét mã vạch laser vẫn tồn tại nhược điểm là không đọc được mã vạch hiển thị trên màn hình thiết bị điện tử vì chúng có độ chói sáng cao.

– Thiết bị đọc mã vạch CCD: Cũng là tia sáng đỏ được phát ra nhưng tia CCD sẽ dày hơn nhiều lần so với tia laser ở máy quét laser. Ngoài ra, khoảng cách (tối ưu 10 – 15 cm) càng xa thì độ sáng của tia sẽ bị mờ dần chứ không còn rõ nét. Do tia quét dày nên máy có thể đọc tốt mã vạch có kích thước nhỏ, độ phủ tia sáng trên mã vạch nhiều hơn cho tốc độ quét cao hơn.

– Đầu đọc Image (hay còn gọi Array Imager): Khi hoạt động thiết bị đọc mã vạch này sẽ phát ra một vùng ánh sáng lớn bao phủ toàn bộ mã vạch, đọc mã vạch ở đa hướng, dưới nhiều góc độ khác nhau với hiệu suất vận hành tuyệt vời. Thiết bị giải mã cực nhanh mã vạch 1D lẫn 2D, mã vạch có kích thước nhỏ, lớn, bao gồm các mã vạch được in trên tem nhãn hay hiển thị trên màn hình các thiết bị di động có độ chói sáng cao. Đây cũng là dòng sản phẩm được người dùng ưa chuộng nhất hiện tại.

Máy quét mã vạch theo công nghệ giải mã

– Máy quét mã vạch 1D: Sử dụng công nghệ quét bằng tia laser hoặc tia CCD có dạng sọc ngang màu đỏ. Máy chuyên dụng cho giải mã các mã vạch 1D hay còn gọi là mã vạch tuyến tính có dạng các sọc dọc màu đen đặt song song, cách nhau bởi những khoảng trắng. Máy đọc barcode 1D có chi phí đầu tư thấp và khá được ưa chuộng sử dụng trong các lĩnh vực bán lẻ, tại các cửa hàng, shop thời trang,…

– Máy quét mã vạch 2D (máy quét mã qr code): Chuyên dùng để giải mã những mã vạch có dạng ma trận, được tạo thành bởi các ô vuông đen trắng. Khi quét, thiết bị sẽ phát ra một vùng sáng đỏ bao trùm mã vạch sau đó chụp ảnh mã vạch và đưa vào bộ xử lý trong máy để giải mã các ma trận thành các đoạn văn bản thuần túy. Hiện nay, mã vạch 2D, điển hình là Qrcode được sử dụng ngày một rộng rãi do vậy máy đọc mã vạch 2D cũng dần được ưa chuộng, lựa chọn nhiều hơn.

Máy quét mã vạch theo cấu tạo máy 

Dạng cầm tay phổ thông (Handheld Scanner): Đây có lẽ là loại thường gặp nhất, nhất là trong các siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Dạng cầm tay cũng tùy từng dòng máy mà có những công nghệ khác nhau, từ CCD đến laser, nhưng đa số sẽ là loại máy quét tuyến tính. Đi kèm theo các Dạng cầm tay là có giá đỡ và chân máy, vì vậy trong những lúc không cần thiết, hoặc ở một số trường hợp đặc biệt người dùng có thể cố định nó ngay trên bàn thanh toán. Để có thể tận dụng được những ưu điểm của máy đọc mã vạch loại này thì nó sẽ được đi kèm với một máy in mã vạch. Điều này sẽ giúp người dùng vừa có thể tùy chỉnh các loại barcode theo ý muốn, vừa kiểm soát được chúng hiệu quả. 

Dạng để bàn: Công nghệ thường được áp dụng trên các máy để bàn là 2D barcode scanner với công suất quét rất lớn vì sở hữu chùm sáng laser quét tốc độ cao, xấp xỉ 2000 scans/giây. Vì vậy máy quét loại này có thể rất nhạy bén và đọc được hết mọi loại mã vạch kể cả chúng ở tình trạng xấu. Tuy nhiên loại này thì có chi phí khá cao nên chỉ xuất hiện ở những doanh nghiệp, cửa hàng lớn, vì những shop nhỏ sẽ khó tận dụng hết công suất, gây lãng phí. 

Dạng không dây – Bluetooth: Cấu tạo của loại máy này sẽ gồm 2 phần chính là Cradle (giúp để kết nối thiết bị với máy tính), Scanner (sử dụng pin sạc và kết nối với cradle qua bluetooth hoặc các tia hồng ngoại). 

Máy quét mã vạch theo khả năng ứng dụng 

– Dùng trong lĩnh vực bán lẻ: Như máy quét mã vạch siêu thị, sản phẩm, máy quét cửa hàng thường là dạng phổ thông với các dòng máy quét cầm tay, để bàn. Sử dụng chủ yếu công nghệ quét bằng tia laser hoặc công nghệ Image với tốc độ quét, giải mã nhanh chóng, hữu hiệu. Nhân viên thu ngân chỉ cần tốn chưa đến 1 giây cho mỗi lần quét. Bên cạnh đó dòng sản phẩm này còn có chi phí đầu tư khá thấp, là giải pháp giúp các chủ cửa hàng, shop tiết kiệm ngân sách. 

– Dùng trong kho xưởng sản xuất: Với môi trường có phần khắc nghiệt như vậy, những chiếc máy đọc mã vạch tại đây đòi hỏi phải có khả năng giải mã tốt cùng độ bền chắc, sở hữu tính linh hoạt cao. Nhằm phục vụ tốt cho các hoạt động điển hình như hỗ trợ quản lý hàng hóa nhập và xuất kho, kiểm kê kho hàng hóa, sản phẩm, cũng như nguyên vật liệu định kỳ,…cùng nhiều ứng dụng khác nữa. 

– Dùng trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe: Phổ biến là dòng đầu đọc barcode 2D vì Qr code được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực này. Bên cạnh các dòng máy tiêu chuẩn, khách hàng có thể lựa chọn những sản phẩm được thiết kế riêng cho lĩnh vực y tế với lớp vỏ máy được tạo nên từ vật liệu có khả năng chịu được những lần vệ sinh từ các chất khử khuẩn. Vì để đảm bảo tính an toàn trong môi trường đặc thù này.  

– Dùng trong vận chuyển, logistics: Tại lĩnh vực này thì máy quét mã vạch không dây – bluetooth là dòng máy được ưa chuộng hàng đầu vì đáp ứng tốt cho các hoạt động đòi hỏi sự di chuyển thường xuyên, quét mã linh hoạt ngay khi cần. Bên cạnh đó, máy còn quét được cả mã vạch 1D lẫn 2D được ứng dụng đồng thời trên tem nhãn thùng hàng một cách hiệu quả. 

Các hãng sản xuất máy quét mã vạch được ưa chuộng nhất

Dưới đây, Vincode sẽ giới thiệu cho quý khách hàng top 5 thương hiệu máy quét mã vạch tốt nhất, hoàn toàn phù hợp và đang được các chủ cửa hàng bán lẻ tin dùng.

Thương hiệu Datalogic

Datalogic là thương hiệu lâu đời trong ngành barcode trên thế giới, đến từ nước Ý. Với nhiều mẫu máy đọc mã vạch nổi tiếng từ các dòng máy cao cấp có kết nối không dây đến các dòng máy đọc 2D. Máy quét mang thương hiệu Datalogic luôn chứng tỏ được với người sử dụng về chất lượng của sản phẩm của mình. Để thương hiệu Datalogic đạt đến đẳng cấp nổi tiếng thế giới thì đó là một sự thành công của hãng đến từ chất lượng.

Thương hiệu Zebra

Zebra cũng là một trong những thương hiệu cung cấp máy quét mã vạch đứng top 1 thế giới. Máy quét của Zebra là sản phẩm của công ty Zebra Technologies có trụ sở tại Lincolnshire, Illinois, Mỹ. Đây là một trong những thương hiệu nổi tiếng về các sản phẩm máy in hóa đơn, máy in tem nhãn, máy đọc mã vạch trên thế giới… đạt uy tín về chất lượng và giá cả hợp lý.

Thương hiệu Symbol

Symbol là thương hiệu những năm gần đây đã thuộc về gã khổng lồ về máy in mã vạch trên thế giới là Zebra. Nhưng thương hiệu Symbol không hoàn toàn biến mất mà vẫn là một nhà máy hoạt động độc lập. Nhờ đó mà những thứ đã mang đến tên tuổi cho Symbol ngày nay vẫn được giữ nguyên trên các thiết bị mới.

Thương hiệu Honeywell

Máy đọc mã vạch thương hiệu Honeywell không được ưa chuộng lắm cho việc bán lẻ vì hãng này đánh mạnh vào phân khúc công nghiệp. Nên các máy đọc mã vạch công nghiệp Honeywell rất được ưa chuộng. Các mẫu thiết kế máy dành cho bán lẻ hầu như được copy theo mẫu hơi thô từ các dòng máy công nghiệp nên không được lựa chọn nhiều dù chất lượng khá tốt.

Thương hiệu Datamax

Datamax cũng là một trong những thương hiệu hàng đầu hiện nay trên thị trường, chuyên cung cấp các dòng sản phẩm thiết bị công nghệ, đặc biệt là các dòng sản phẩm đầu đọc mã vạch. Những chiếc máy quét mã vạch của Datamax có chất lượng tốt, thời gian sử dụng lâu. Datamax đang không ngừng nghiên cứu và cải tiến về mẫu mã cũng như nâng cấp tính chuyên dụng của sản phẩm. Chính vì thế mà máy đọc mã vạch Datamax được rất nhiều khách hàng lựa chọn trong nhiều năm qua.

Tiêu chí chọn mua máy quét mã vạch tốt nhất, phù hợp và bền 

  1. Hiệu suất máy quét

Một yếu tố quan trọng khi chọn mua sản phẩm máy quét mã vạch chính là số mã vạch mà máy có thể xử lí trong một khoảng thời gian nhất định. Hiệu suất của máy tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như hiệu suất quét và độ chính xác khi quét. Bạn có thể chọn công suất theo nhu cầu sử dụng cho phù hợp.

  1. Thiết kế của máy quét

Máy quét có thể ở dạng cầm tay hay để bàn thường có kích thước nhỏ gọn bởi quầy thu ngân rất cần diện tích vì khu vực tính tiền rất hạn chế. Chọn máy cần có lớp bảo vệ chống va đập và chịu rơi tốt để đảm bảo việc máy vẫn hoạt động trong trường hợp bất cẩn. Cổng USB hoặc Micro USN để sạc pin, nên chọn máy chứa pin sạc công suất lớn, tiêu thụ điện năng thấp.

  1. Hãng máy quét

Hãng sản xuất cho biết chất lượng sản phẩm ở mức nào, bạn nên chọn các hãng sản xuất có thương hiệu nổi tiếng hiện nay như: Honeywell, Datalogic, Zebra, Datamax,… 

  1. Giá cả máy quét

Tùy vào sản phẩm của thương hiệu mà có nhiều mức giá khác nhau cho một chiếc máy quét mã vạch. Và hãy chọn loại máy phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp mình.

Máy quét mã vạch có giá bao nhiêu, có đắt không?

Giá máy đọc mã vạch không cố định mà sẽ có sự chênh lệch dựa trên thương hiệu sản xuất, loại kết nối, khả năng giải mã cùng những công nghệ khác nhau được trang bị trên từng thiết bị. Nhưng nhìn chung, giá của máy đọc sẽ được dao động trong khoảng:

+ Máy quét Zebra: Dòng 1D từ 1.2 triệu – 7 triệu, dòng 2D từ 3 triệu – 9 triệu.

+ Máy quét Honeywell: Từ 1.9 triệu – 9 triệu với dòng máy 1D và từ 3.5 triệu – 10 triệu với dòng máy 2D.

+ Máy quét Datalogic: Đây là dòng máy quét mã vạch giá rẻ, tiết kiệm cho người dùng với mức giá dao động từ 1.5+  đến 8 triệu.

+ Máy quét Opticon: Dòng không dây 1D 5 triệu, 2D 8 triệu.

+ Máy quét Zebex: Dòng máy 1D có dây có giá giao động chỉ 2 triệu.

Liên hệ ngay HOTLINE 0966.93.1717 để được tư vấn chi tiết và báo giá ưu đãi nhất.

Cơ sở bán máy quét mã vạch uy tín giá tốt nhất

Vincode là đơn vị chuyên phân phối máy đọc mã vạch CHÍNH HÃNG của nhiều thương hiệu nổi tiếng như Honeywell, Datalogic, Zebra, Datamax,… Hiện, Vincode này đang cung cấp đa dạng các loại máy đọc mã vạch như: Máy đọc cầm tay, Máy đọc đa tia, Máy đọc Bluetooth, Máy đọc công nghiệp, Máy đọc mã vạch di động,…

Vincode hoạt động nhiều năm trong ngành, là nhà phân phối độc quyền 1 số sản phẩm chính hãng, tạo được sự uy tín cho khách hàng trên toàn quốc, đặc biệt là tại Hà Nội. Vincode với phương châm bán hàng chính hãng, nói không với hàng kém chất lượng, hậu mãi chu đáo, bảo hành sản phẩm tốt, giá tốt nhất thị trường.

Nếu bạn còn có những băn khoăn và thắc mắc hãy liên hệ với Vincode qua Hotline: 0987 919 040 để chúng tôi tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc giúp quý khách lựa chọn được sản phẩm phù hợp với mô hình kinh doanh của mình nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Tham khảo mẫu máy in hoá đơn chính hãng bán chạy nhất hiện nay
Chọn mua giấy in mã vạch chính hãng giá rẻ nhất

5 đã bán 0 out of 5

Máy Quét Không Dây - Wireless

Máy quét mã vạch 2D Datamax DS4503

Máy Quét Mã Vạch | Barcode Scanner

Máy quét mã vạch Datamax DS1450

Máy Quét Mã Vạch | Barcode Scanner

Máy quét mã vạch Datamax DS1250

Máy Quét Để Bàn

Máy quét mã vạch QR 2D Sunmi Blink

1.200.000
1 đã bán 0 out of 5

Máy Kiểm Tra Chất Lượng Mã Vạch

Máy kiểm tra nhanh chất lượng mã vạch RJS D4000-L Cr2

1.950.000
Chat ngay