Phân loại đầu đọc mã vạch theo cấu tạo công nghệ – tia quét, theo khả năng giải mã vạch. Vậy còn ở cấu tạo thiết bị thì thế nào? Có cách phân biệt này hay không? Câu trả lời dành cho bạn là “Có”. Ngay sau đây, hãy cùng cập nhật những thông tin về cách phân loại đầu đọc mã vạch theo cấu tạo thiết bị cùng vincode.com.vn bạn nhé!
Đầu đọc mã vạch với thiết kế dạng cầm tay
Đây chính là loại đầu đọc mã vạch được ứng dụng rộng rãi, phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Thật không khó để bạn có thể bắt gặp thiết bị này được trang bị tại quầy thanh toán. Ở các cửa hàng từ tiệm thời trang, trang sức, cửa hàng thực phẩm, nhà sách hay các siêu thị mini,… Và tựa như chính tên gọi của mình. Máy quét mã vạch cầm tay được thiết kế chuyên dụng để người dùng có thể cầm nắm sao cho thoải mái nhất khi vận hành. Cùng với yêu cầu trên nên dòng máy này sẽ có cấu tạo thường là 3 bộ phận chính. Bao gồm: Tay cầm, phần đầu quét (đầu phát tia) cùng nút bấm kích hoạt tia quét.
Ngoài ra, máy sở hữu các tính chất vật lý chung là kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ. Hạn chế áp lực lên tay người dùng khi vận hành thiết bị trong thời gian liên tục, giảm thiểu tình trạng đau mỏi tay. Dù mang nhiều hình dáng khác nhau nhưng hầu hết các máy quét cầm tay đều sở hữu những đặc tính chung trên. Thiết bị có thể thuộc dòng máy có dây, không dây, 1D hoặc 2D. Để xác định đúng thiết bị mà mình đang quan tâm đến là thuộc dòng máy nào. Thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ cùng chúng tôi qua. Hotline 0987 919 040 hoặc 0987 835 345 để được tư vấn nhanh!
Sản phẩm tham khảo: Máy in hóa đơn Xprinter XP-N260H
Đầu đọc mã vạch với thiết kế dạng để bàn
Đây là loại đầu đọc sở hữu tốc độ quét được cải thiện hơn nhiều so với dòng thiết bị cầm tay. Bạn biết vì sao không? Bởi máy thường được sản xuất với dạng hình hộp. Với trường quét rộng cùng sở hữu các công nghệ quét như quét đa tia, chụp ảnh imager. Hỗ trợ nhận dạng mã vạch dưới nhiều góc độ khác nhau. Mà người dùng không cần tốn thời gian. Hay công sức cho hoạt động căn chỉnh mã vạch cùng tia quét.
Thiết bị đáp ứng tốt cho nhu cầu cần quét mã vạch với thông lượng lớn. Ví dụ như hỗ trợ thanh toán cho khách hàng trong những giờ cao điểm, đông khách tại trung tâm thương mại. Khắc phục hiệu quả vấn đề khách phải chờ đợi quá lâu khiến họ cảm thấy khó chịu. Thêm vào đó, với tính năng cải thiện tốc độ quét, thiết bị này còn hỗ trợ giúp nhân viên thu ngân của bạn có thêm thời gian. Để thực hiện các thao tác nghiệp vụ khác và chăm sóc khách hàng tốt hơn.
Một số model Máy đọc mã vạch để bàn được ưa chuộng hiện nay có thể kể đến. Như Datamax O-5500, Honeywell MK7120, Zebra DS9208, Honeywell HF600,…
Một chia sẻ nhỏ dành cho bạn đó là. Với một số đầu đọc cầm tay bạn vẫn có thể dùng ở chế độ rảnh tay. Như dòng máy để bàn khi kết hợp cùng chân đế.
Đầu đọc mã vạch với cấu tạo dạng cố định
Đây là dòng đầu đọc mã vạch ít được sử dụng nhất hiện nay. Bởi đặc điểm khi ứng dụng của thiết bị là được lắp đặt tại một điểm duy nhất. Và không có bất kỳ sự chuyển dịch nào. Ngoài ra, chúng thường được sản xuất với hiệu suất hoạt động công nghiệp. Và chuyên dụng cho hoạt động lắp đặt và sử dụng tại băng chuyền. Số ít khác thì được cấu tạo để lắp âm dưới bàn của những quầy thanh toán. Với chi phí đầu tư cao cùng độ linh hoạt thấp, Máy đọc mã vạch cố định. Không phải là sự lựa chọn tốt cho nhiều người dùng.
Hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi về cách phân loại đầu đọc mã vạch theo cấu tạo bạn sẽ chọn được cho mình thiết bị phù hợp với môi trường ứng dụng nhất. Nếu vẫn còn những băn khoăn, đừng ngần ngại gì mà hãy liên hệ ngay cùng chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết nhất bạn nhé!
Mọi chi tiết thắc mắc xin vui lòng liên hệ
Công ty TNHH Nam Bình Xương
– Address: Tầng 21 Capital Tower 109 Trần Hưng Đạo, P. Cửa Nam, Q. Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội
– Phone: 0987 919 040
– Website: www.vincode.com.vn
– Email: hoai.vincode@gmail.com
Văn phòng Buôn Mê Thuật
– Address: 63/9 Nguyễn Phúc Chu, P. Thành Nhất, Tp. Buôn Ma Thuật, Đắk Lắk
– Phone: 0944 011 083