5 lỗi thường gặp phải khi sử dụng máy in mã vạch

Việc gặp lỗi trong quá trình sử dụng máy in mã vạch là chuyện khó có thể tránh khỏi. Có nhiều nguyên nhân gây lỗi như mực in hoặc giấy in mã vạch của bạn bị lắp sai. Hoặc cuộn mực in của bạn đã hết cần phải thay thế chúng bằng cuộn mới. Hay cũng có thể giấy in của bạn có lỗi khiến máy in tem nhãn của bạn nhận diện sai khổ giấy. Đây đều là những lỗi cơ bản nhưng dẫn đến việc máy in của bạn không nhận diện chính xác được những điều cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp lại một số lỗi hay gặp phải.

1. Máy vẫn in nhưng không ra mực hoặc máy in ra bị mờ

Khi máy in vẫn chạy và giấy vẫn được đẩy ra bình thường nhưng tem nhãn khi lại không có mực hoặc mực in rất mờ thì bạn phải kiểm tra lại cuộn mực in mã vạch của bạn. Bạn cần xác định cuộn mực của bạn đang dùng là mực FO hay FI.

Máy in nhiệt APOS 350BN

Việc phân biệt chúng bạn chỉ cần lấy 1 con tem và dính lên bề mặt phía ngoài của chúng. Nếu mực bị bám lên bề mặt dính của giấy in thì có nghĩa là cuộn mực đó là mực FO. Nếu không có mực bám lên bề mặt bạn tiếp tục dính lên bề mặt còn lại phía trong. Nếu có mực thì nghĩa là mực FI. Lúc này bạn cần phải yêu cầu nhà cung cấp đổi lại cho bạn một cuộn mực mới. Các máy in mã vạch ngày nay đều sử dụng loại mực FO.

2. Máy không in được

Máy của bạn không có động tĩnh gì sau khi bạn đã ấn lệnh in ? Hãy kiểm tra lại kết nối của máy in với máy tính. Rất có thể dây cáp kết nối đã bị lỏng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng máy in vẫn đứng im sau khi bạn đã ấn lệnh in.

Hãy đảm bảo nguồn điện được cấp cho máy in của bạn bằng việc kiểm tra đèn nguồn trên adapter và máy in. Nếu nguồn điện đã được không có vấn đề gì thì hãy đảm bảo kết nối của máy in với máy tính của bạn.

3. Máy in bị kẹt giấy

Một số trường hợp giấy in của bạn bị trục quấn giấy kéo xuống phía dưới. Tuy điều này hiếm khi xảy ra nhưng với giấy in được cắt sâu thì chúng rất dễ để xảy ra hiện tượng này. Lúc này bạn cần nhấc nắp máy in và từ từ gỡ đoạn giấy đó ra.

Khi đã gỡ toàn bộ giấy in bị kẹt ra lúc này trục quấn giấy sẽ có khá nhiều keo dính của decal còn sót lại. Bạn cần phải vệ sinh lại quấn giấy. Bởi nếu bạn không vệ sinh lại quấn giấy lớp keo này sẽ khiến giấy in của bạn tiếp tục bị dính chặt vào trục quấn và giấy in rất dễ tiếp tục bị kẹt.

Máy in mã vạch Bixolon SLP TX400

4. Máy vừa in đã dừng và báo lỗi

Bạn vừa tạo ra một lệnh in mới nhưng khi thực hiện lệnh in, máy in tem nhãn chỉ nhích lên 1 dòng và đồng thời có tiếng bíp đi kèm với đèn màu đỏ báo lỗi. Lỗi này là do máy in của bạn nhận khổ giấy chưa chính xác. Hãy tiến hành lại các bước sét khổ giấy cho máy in của bạn. Trường hợp này hay gặp khi bạn đổi một kích thước tem mới để in.

5. Tem nhãn sau khi in bị vệt trắng

Chắc hẳn không ít lần bạn đã gặp phải trường hợp này rồi. Các tem nhãn khi in ra bị một vệt màu trắng thường chạy theo đường chéo, khiến mã vạch khó có thể đọc được. Lỗi này là do khi lắp hoặc thay một cuộn mực mới đã không được lắp đều nhau… Khi lắp mực in là cuộn mực mới thường nằm phía dưới hoặc phía sau và bằng hay song song với cuộn mực thừa nằm phía trên. Nếu 2 cuộn mực không song song và nằm lệch nhau thì sẽ xảy ra hiện tượng là cuộn mực in mã vạch của bạn sẽ bị nhăn tạo ra một vệt trong quá trình in.

Trên đây là những lỗi thường gặp ở máy in mã vạch. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để sử dụng máy in tốt nhất. Ngoài ra, nếu bạn đang cần sắm một chiếc máy chất lượng cho cửa hàng của mình thì hãy đến với Vincode để được tham khảo nhiều hơn nữa nhé!

>>> Xem thêm: Ưu điểm của máy in mã vạch Datamax, bạn đã biết chưa?

Chat ngay