90 Mẫu Máy In Mã Vạch Công Nghiệp Chính Hãng Mới Nhất 2024

Nếu bạn có nhu cầu in số lượng lớn mã vạch với yêu cầu hiệu suất cùng chất lượng cao trong môi trường khắc nghiệt, hãy cân nhắc về máy in mã vạch công nghiệp. Cụ thể hiện nay có bao nhiêu dòng máy in mã vạch công nghiệp, giá thành, chủng loại ra sao mời bạn tham khảo các sản phẩm dưới đây.

Máy in mã vạch công nghiệp là gì?

Máy in mã vạch công nghiệp là loại máy in ra mã vạch hoặc tem nhãn dùng để dán lên các sản phẩm. Máy được sử dụng trong các tình huống in ấn có khối lượng lớn trong môi trường công nghiệp và sản xuất.

Máy in mã vạch công nghiệp được chế tạo để chịu được các điều kiện khắc nghiệt nhất trong các môi trường khác nhau. Máy thường được thiết kế có thân làm từ kim loại nên rất chắc chắn và bền, có khả năng chịu nhiệt và độ ẩm cao cũng như những tác động va chạm bên ngoài. Do đó, máy thường được sử dụng trong môi trường làm việc có điều kiện tương đối kém như trong các nhà máy, nhà kho.

Máy in mã vạch công nghiệp thường được trang bị hai phương thức in là in nhiệt trực tiếp và in nhiệt gián tiếp, giúp bạn linh hoạt trong nhiều trường hợp. Sản phẩm này thường được sử dụng để in nhãn xuất xứ, ngày sản xuất, địa chỉ, nhãn vận chuyển, nhãn tài sản, nhãn sản phẩm, nhãn tuân thủ, nhãn nhà ở, nhãn pallet, vé, mã truy xuất nguồn gốc của các thiết bị điện tử chính xác,…

Máy in mã vạch công nghiệp GoDEX GX4300i
Máy in mã vạch công nghiệp GoDEX GX4300i

Cấu tạo máy in mã vạch công nghiệp

Máy in mã vạch công nghiệp chuyên được sử dụng trong những môi trường khắc nghiệt với tần suất hoạt động lớn. Do đó loại máy có thiết kế cấu tạo vô cùng chắc chắn từ động cơ cho đến khung bên ngoài:

  • Khung và vỏ máy làm từ kim loại như nhôm để bảo vệ động cơ bên trong khỏi bụi ẩm và các tác động bên ngoài.
  • Hộc chứa giấy và mực in có kích thước lớn để chứa được trục giấy in và mực in có đường kính lớn hơn.
  • Hệ thống đầu in, trục mực in, trục thu mực.
  • Màn hình hiển thị LCD, đèn LED báo hiệu cùng nút bấm giúp theo dõi và điều khiển hoạt động của máy.
  • Nút tắt bật nguồn và dây nguồn điện.
  • Các cổng giao tiếp kết nối với các thiết bị khác như: USB, Ethernet, Serial, RS232,  Parallel,…
Cấu tạo máy in GoDEX EZ6350i
Cấu tạo máy in GoDEX EZ6350i

Ưu nhược điểm của máy in mã vạch công nghiệp

Máy in mã vạch công nghiệp có nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm. Bạn cần cân nhắc để chọn được loại máy in phù hợp nhất với nhu cầu và ngân sách cụ thể của mình.

Ưu điểm

Máy in mã vạch công nghiệp có những ưu điểm như:

Kích thước và độ bền

Máy in mã vạch công nghiệp có thiết kế lớn hơn, nặng hơn và chắc chắn hơn so với các loại máy in mã vạch khác. Kích thước lớn của thân máy cũng cho nhiều không gian hơn để chứa trục giấy in và mực in. Nhờ đó mà máy có thể xử lý khối lượng lớn hơn và thời gian in lâu hơn mà không cần phải thay đổi vật liệu in theo cách thủ công thường xuyên.

Máy cũng được chế tạo để chịu được những môi trường khắc nghiệt như bụi, ẩm, nóng, lạnh và chống lại các tác động vật lý, chẳng hạn như bị rơi hoặc va đập. Sản phẩm thường có vỏ kim loại chắc chắn, đầu in bền và quạt làm mát bên trong.

Tốc độ và độ phân giải in

Máy in mã vạch công nghiệp có tốc độ in nhanh hơn và ở độ phân giải cao hơn so với các loại máy in mã vạch khác. Tốc độ lớn nhất có thể đạt được lên tới 12 inch mỗi giây (ips) và lên tới 600 điểm mỗi inch (dpi). Máy cũng có thể in trên nhiều loại vật liệu khác nhau như giấy, nhựa, decal,…

Hiệu suất in ấn

Máy in mã vạch công nghiệp được thiết kế để xử lý việc in khối lượng lớn, thường là hơn 5.000 nhãn mỗi ngày. So với máy in mã vạch thông thường, băng truyền nhiệt của máy in mã vạch công nghiệp thường dài hơn. Do đó máy có thể in liên tục vài giờ mỗi ngày mà không cần thay ribbon giúp tăng hiệu suất in ấn.

Khả năng kết nối và tương thích

Máy in mã vạch công nghiệp hỗ trợ nhiều tùy chọn kết nối hơn so với máy in mã vạch thường. Chúng có thể kết nối với nhiều thiết bị và mạng cùng lúc như USB, Ethernet, Wi-Fi, Bluetooth,… Máy cũng có thể hỗ trợ nhiều giao thức và định dạng khác nhau như ZPL, EPL, XML,…

Các cổng kết nối của máy in mã vạch GoDEX GX4200i
Các cổng kết nối của máy in mã vạch GoDEX GX4200i

Nhược điểm

Máy in mã vạch công nghiệp thường có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với nhiều loại máy in khác. Chi phí vận hành máy như chi phí điện năng tiêu thụ, vật tư tiêu hao, sửa chữa, bảo trì cũng cao hơn.

Các thương hiệu sản xuất máy in mã vạch công nghiệp nổi tiếng

Dưới đây là những thương hiệu lớn uy tín chuyên sản xuất máy in mã vạch công nghiệp trên thế giới được nhiều người tin dùng:

GoDEX: Là thương hiệu máy in của Godex International, là một công ty kỹ thuật được thành lập vào năm 1993 có trụ sở chính tại Đài Bắc, Đài Loan chuyên thiết kế và sản xuất các sản phẩm máy in mã vạch có hiệu suất cao. Máy in Godex hiện được phân phối trên toàn thế giới.

Xprinter: Là thương hiệu máy in của Xprinter Group, một doanh nghiệp chuyên nghiên cứu, phát triển, sản xuất và cung cấp sản phẩm máy in ở Trung Quốc. 

SATO: Thuộc quyền sở hữu của Sato Holdings Corp, là công ty chuyên sản xuất và phân phối sản phẩm cơ điện tử, phần mềm và các dịch vụ bảo trì.

TSC: Nhà cung cấp giải pháp in nhãn nhiệt tiên tiến hàng đầu, TSC Printronix Auto ID. Doanh nghiệp này được thành lập năm 1991, có văn phòng trên toàn thế giới, sở hữu và điều hành các cơ sở sản xuất được chứng nhận ISO và phục vụ khách hàng tại hơn 100 quốc gia.

Zebra: Là thương hiệu máy in mã vạch của Zebra Technologies Corporation, Mỹ, chuyên sản xuất và bán lẻ các sản phẩm máy in.

Honeywell: Là thương hiệu máy in của tập đoàn đa quốc gia Mỹ Honeywell International Inc. Bốn lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là hàng không vũ trụ, công nghệ xây dựng, vật liệu và công nghệ hiệu suất và các giải pháp an toàn và năng suất.

Toshiba: Công ty TOSHIBA TEC chuyên sản xuất các thiết bị điện tử dành cho gia đình và văn phòng như máy hút bụi, máy quét mã vạch, máy sao chép, máy in, máy POS,…

Máy in mã vạch công nghiệp TSC
Máy in mã vạch công nghiệp TSC

Những lưu ý khi mua máy in mã vạch công nghiệp

Khi mua máy in mã vạch công nghiệp, bạn cần hiểu rõ nhu cầu cụ thể của mình để có lựa chọn đúng đắn và phù hợp với nhu cầu cũng như hiệu quả nhất về mặt chi phí. Bạn nên xem xét toàn diện các yếu tố như:

  • Xác định nhu cầu về khối lượng in. Máy in công nghiệp được thiết kế để in khối lượng lớn, liên tục với cường độ cao.
  • Xem xét môi trường sẽ sử dụng máy in. Môi trường xung quanh sẽ ảnh hưởng đến độ bền, hiệu suất và khả năng bảo trì. Máy in công nghiệp có thể chịu được các điều kiện khắc nghiệt như bụi, hơi ẩm, nhiệt và độ rung.
  • Lên ngân sách chi cho máy in và các chi phí liên quan để có cái nhìn tổng thể về chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành sau này.
  • Kiểm tra các tùy chọn kết nối để xác định các cách có thể kết nối máy in với các thiết bị và mạng.
  • Xác định chất lượng in mã vạch tem nhãn để chọn độ phân giải, tốc độ và chiều rộng của máy in.
  • Xác minh tính tương thích của máy in với phần mềm in mã vạch để đảm bảo sự tương thích, không gặp bất kỳ sự cố nào.
Chọn máy in mã vạch công nghiệp phù hợp với nhu cầu giúp tối ưu chi chí.
Chọn máy in mã vạch công nghiệp phù hợp với nhu cầu giúp tối ưu chi chí.

Các câu hỏi thường gặp khi mua máy in mã vạch công nghiệp

1, Máy in mã vạch công nghiệp có thể in những sản phẩm gì?

Máy in mã vạch công nghiệp có thể dùng để in tem nhãn mã vạch vận chuyển, mã vạch sản phẩm, nhãn hàng tồn kho, nhãn vị trí, nhãn thẻ tài sản,…

2, Những lĩnh vực nào có thể sử dụng máy in mã vạch công nghiệp?

Những lĩnh vực có thể ứng dụng máy in mã vạch công nghiệp là: nhà kho, công ty sản xuất, công ty vận chuyển, công ty bán lẻ, bệnh viện,…

3, Máy in mã vạch công nghiệp có những phương pháp in nào?

Có hai phương pháp in được sử dụng cho máy in mã vạch công nghiệp là in nhiệt trực tiếp và in nhiệt gián tiếp. Trong đó phương pháp in nhiệt gián tiếp được ưa chuộng hơn nhờ khả năng bảo vệ đầu in và có chất lượng in tốt hơn.

Chat ngay